[Research Contribution] Gen Z Hiểu Mình – 6 Băn Khoăn Khi Chọn Nghề Trong Kỷ Nguyên Siêu Thông Minh 5.0 – Phần 2

Sự phát triển vượt bậc của AI và công nghệ thông tin có tác động không nhỏ đến thị trường lao động ngày nay, đặc biệt là đối với các quyết định lựa chọn nghề nghiệp của thế hệ trẻ. Là một Gen Z trong kỷ nguyên 5.0, việc hiểu chính mình để chọn đúng ngành, đúng nghề là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa bền vững cho tương lai. Trong phần 2 của Live talk “Gen Z hiểu mình, 6 băn khoăn khi chọn nghề trong kỷ nguyên siêu thông minh 5.0”, các chuyên gia tiếp tục đồng hành cùng phụ huynh và các bạn học sinh tìm hiểu về các công cụ trắc nghiệm tính cách và cách sử dụng AI một cách hiệu quả cũng như cách thấu hiểu cảm xúc cá nhân trong hành trình chọn ngành, chọn nghề.

[Research Contribution] Gen Z Hiểu Mình – 6 Băn Khoăn Khi Chọn Nghề Trong Kỷ Nguyên Siêu Thông Minh 5.0 – Phần 1

Kỷ nguyên 5.0 – Kỷ nguyên của một xã hội siêu thông minh là điều sẽ diễn ra và mốc thời gian được xác định rất gần: 2035 hoặc có thể sớm hơn. “Sự lên ngôi của hàng loạt siêu công nghệ”, “Nâng cao tương tác giữa người và máy”, “đặt con người làm trung tâm” chính là những từ khóa “hot” khi đề cập đến giai đoạn này. Với chủ đề “Gen Z hiểu mình – 6 băn khoăn khi chọn nghề trong kỷ nguyên siêu thông minh 5.0”, Live talk Hướng nghiệp bền vững 5.0 của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) không chỉ gợi mở hướng đi cho các bạn trẻ mà còn giúp Quý phụ huynh hiểu rõ hơn về tâm lý, suy nghĩ và những áp lực mà con đang trải qua.

UEH tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thương mại Nông sản và Phát triển Bền vững: Bài học và Giải pháp cho một Mekong Bền vững hơn”

Ngày 15/5/2025, tại UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Agri-Food Trade and Sustainability: Lessons and Solutions for a More Sustainable Mekong”. Hội thảo cũng nằm trong khuôn khổ dự án TRADE4SD được tài trợ bởi Liên minh châu Âu. Đây là một trong những hoạt động học thuật trọng điểm hướng đến thúc đẩy các sáng kiến và giải pháp phát triển thương mại nông sản bền vững tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới: Từ công bố quốc tế đến thúc đẩy nghiên cứu xuất sắc, ứng dụng, vì phát triển bền vững

Triển khai chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, cùng định hướng phát triển bền vững, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã chủ động triển khai song song hai định hướng nghiên cứu chiến lược: thúc đẩy công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành; phát triển các nghiên cứu ứng dụng gắn với các vấn đề đương đại của xã hội, địa phương và toàn cầu. Đây chính là cách UEH định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

[Research Contribution] Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu trường hợp Đồng bằng Sông Cửu Long

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) không chỉ là công cụ đánh giá hiệu quả quản lý kinh tế của các địa phương, mà còn là yếu tố quyết định trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong bối cảnh chuyển dịch dòng vốn toàn cầu và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng môi trường đầu tư, PCI ngày càng khẳng định vai trò chiến lược của mình trong phát triển kinh tế địa phương. Nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về tác động của PCI đối với FDI tại Đồng bằng sông Cửu Long, qua đó đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực.

[Research Contribution] Phát triển bền vững tại Việt Nam: Hành trình đến phát thải ròng bằng “0”

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, trong đó giảm phát thải khí nhà kính là một trong những ưu tiên chiến lược hàng đầu. Tuy nhiên, trên con đường tiến đến phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero), Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ và không ngừng nghỉ từ tất cả các bên liên quan. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) sẽ phân tích thực trạng phát thải tại Việt Nam, đồng thời tham chiếu các mô hình thành công từ các quốc gia như Mỹ, Singapore và các nước thuộc Liên minh châu Âu, qua đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.

[Research Contribution] Vai trò quyết định của con người Việt Nam trong việc đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số với cơ hội lớn từ Cách mạng công nghiệp 4.0, song cũng đối mặt với thách thức về thể chế, nhân lực và môi trường. Chuyển đổi số, kinh tế xanh và đổi mới sáng tạo là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây ra bất cập trong sở hữu tư liệu sản xuất số, quản lý nhân lực và phân phối lợi ích. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam cần tiên phong cải cách thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy đổi mới sáng tạo để đảm bảo phát triển công bằng, hiệu quả. Cùng tìm hiểu nghiên cứu của tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) về “Vai trò quyết định của con người Việt Nam trong việc đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên mới của dân tộc”.

[Research Contribution] Trách nhiệm xã hội nội bộ và hiệu suất công việc bền vững của nhân viên

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là câu chuyện hướng đến cộng đồng – đối tượng ngoài doanh nghiệp mà còn phải hướng đến nội bộ – chính những con người bên trong doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) về trách nhiệm xã hội nội bộ và tác động của nó đến hiệu suất công việc của nhân viên – một cơ chế hướng đến tính bền vững trong hoạt động doanh nghiệp.

Workshop “Agri-Food Trade and Sustainability: Lessons and Solutions for a More Sustainable Mekong”

Nhằm chia sẻ các phát hiện nghiên cứu từ dự án TRADE4SD (https://www.trade4sd.eu/) - Dự án được triển khai với mục tiêu đánh giá mối quan hệ giữa chính sách thương mại và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đồng thời thúc đẩy đối thoại chính sách giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế nhằm hướng đến một hệ thống thương mại nông sản bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất có vai trò chiến lược trong an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Vào ngày 15/05/2025, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Workshop với chủ đề “Agri-Food Trade and Sustainability: Lessons and Solutions for a More Sustainable Mekong” tại UEH Mekong.

UEH tổ chức Tọa đàm khoa học “Triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” tại UEH Mekong

Khẳng định vai trò của một đại học trọng điểm quốc gia tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu và kiến tạo tri thức phục vụ phát triển bền vững, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tiếp tục thực hiện sứ mệnh đồng hành cùng các địa phương trên cả nước trong quá trình đổi mới và chuyển mình mạnh mẽ. Tiếp nối thành công của chương trình tọa đàm được tổ chức tại cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 04/4/2025 đóng góp cho các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung; sáng ngày 17/4/2025, UEH tổ chức Tọa đàm khoa học “Triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đóng góp cho các tỉnh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” tại UEH Mekong. Mục tiêu của tọa đàm nhằm tăng cường trao đổi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất các giải pháp đột phá, khả thi để thực hiện hiệu quả cho các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.