Sinh hoạt khoa học định kỳ CELG: “The role of risk and Negotiation in Explaining the Gender Wage Gap”

Ngày 11/8/2022, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (CELG) tiếp tục tổ chức CELG Seminar lần 5 tại hội trường B1.1001 với chủ đề “The role of risk and Negotiation in Explaining the Gender Wage Gap”. Nghiên cứu này phân tích cách mà những khác biệt giữa nam và nữ trong sở thích hành vi tác động lên khoảng cách tiền lương giữa hai giới. Chủ đề được trình bày bởi TS. Trần Mỹ Minh Châu - Viện Kinh tế môi trường Đông Nam Á.

[Podcast] Phát Triển Ứng Dụng Công Nghệ 4.0 Trong Nông Nghiệp Ở Tỉnh Đồng Nai -Phần 2: Giải Pháp

Nông nghiệp chỉ chiếm gần 6% GDP của tỉnh Đồng Nai, nhưng là trụ đỡ của nền kinh tế tỉnh, chẳng những tạo ra khối lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của hàng triệu người dân trong tỉnh, khu vực Đông Nam Bộ mà còn góp phần xuất khẩu đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid đã và đang hoành hành, đẩy lùi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thì nông nghiệp của tỉnh vẫn tăng trưởng, tuy tốc độ không cao. Nông nghiệp của Đồng Nai có thể tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn nếu tỉnh tăng cường ứng dụng công nghệ cao, trong đó có công nghệ 4.0. Trong phần 2 của bài viết này, nhóm tác giả đưa ra các kiến nghị về ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

[Podcast] Phát Triển Ứng Dụng Công Nghệ 4.0 Trong Nông Nghiệp Ở Tỉnh Đồng Nai – Phần 1: Thực Tiễn Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng 4.0

Nông nghiệp chỉ chiếm gần 6% GDP của tỉnh Đồng Nai, nhưng là trụ đỡ của nền kinh tế tỉnh, chẳng những tạo ra khối lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của hàng triệu người dân trong tỉnh, khu vực Đông Nam Bộ mà còn góp phần xuất khẩu đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid đã và đang hoành hành, đẩy lùi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thì nông nghiệp của tỉnh vẫn tăng trưởng, tuy tốc độ không cao. Nông nghiệp của Đồng Nai có thể tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn nếu tỉnh tăng cường ứng dụng công nghệ cao, trong đó có công nghệ 4.0. Trong phần 1 của bài viết này, nhóm tác giả tập trung đánh giá tổng quát và tình hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay.

[Podcast] Bất Ổn Toàn Cầu Và Chiến Lược Thích Ứng Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam

Khả năng thích ứng và phục hồi (resilience) của doanh nghiệp trước những cú sốc toàn cầu như dịch bệnh, kinh tế hay xung đột chính trị, quân sự đang là chủ đề được nghiên cứu và thảo luận gần đây trong bối cảnh thế giới ngày càng trở nên bất ổn hơn. Bằng khả năng linh hoạt vốn có của khu vực doanh nghiệp cũng như sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và quá trình chuyển đổi số đã khiến cho việc hoạch định chiến lược phục hồi và thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam trở thành một chủ đề đáng quan tâm nghiên cứu và có tính xu hướng. Chính phủ cũng hiểu rằng doanh nghiệp là trụ cột của nền kinh tế, nếu chính sách và những giải pháp hỗ trợ không đến tận tay doanh nghiệp thì khó có thể nghĩ đến khả năng tăng trưởng bền vững và đáp ứng các mục tiêu an sinh xã hội. Ở bài viết này, nhóm tác giả đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp thực thi để nâng cao khả năng thích ứng, đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro đổ vỡ của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung với góc nhìn từ thiết kế chính sách đến quản trị doanh nghiệp.

[Podcast] Sự xáo động trật tự toàn cầu hóa và phi thị trường hóa thế giới: Kiến nghị chính sách cho Việt Nam

Tiến trình toàn cầu hóa kinh tế đã thiết lập một trật tự thương mại dựa trên các nguyên tắc của kinh tế thị trường áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, trật tự toàn cầu hóa này lại bao gồm nhiều mối liên kết đan xen chặt chẽ với nhau, chỉ cần một sợi dây liên kết đứt gãy là có thể khiến cho cả mạng lưới này sụp đổ. Và các biến cố đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraine trong thời gian qua đã dẫn đến những quyết định, chính sách với động cơ phi kinh tế, làm xáo động trật tự toàn cầu và có khả năng dẫn đến phi thị trường hóa thế giới. Ở bài viết này, tác giả đã phân tích những xáo động của trật từ toàn cầu hóa và phi thị trường hóa thế giới, từ đó, đưa ra những kiến nghị cho Việt Nam để củng cố vị thế trên trường quốc tế trước những biến động này.

[Podcast] Toàn cầu hóa và hệ thống tiền tệ thế giới: Sự xói mòn của đồng đô la và kịch bản cho thương mại Việt Nam

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, đại dịch COVID-19 và giờ là cuộc xung đột Nga – Ukraine đã đưa đến một sự đồng thuận mới từ các nền kinh tế phát triển là cần phải giảm sự phụ thuộc lẫn nhau… Tuy nhiên, quá trình giảm sự phụ thuộc lẫn nhau này đã đưa thế giới đến tình trạng lạm phát gia tăng, thiếu hụt lao động, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy, những cú sốc đối với hệ thống tài chính toàn cầu,… Điều này liệu có làm thay đổi hệ thống tiền tệ quốc tế? Bài viết dưới đây đã phân tích xu hướng toàn cầu hóa trong bối cảnh mới và những tác động lên hệ thống tiền tệ thế giới, từ đó khuyến nghị kịch bản thương mại cho Việt Nam.

[Podcast] Pháp lý về công nghệ số tại Việt Nam – Góc nhìn từ mô hình Spin-Off – Phần 2: Giải pháp phát triển công nghệ số theo mô hình Spin-Off tại Việt Nam

Phát triển công nghệ số và doanh nghiệp công nghệ số theo mô hình Spin-Off được xem là một mô hình kinh điển của các quốc gia trên thế giới. Với hệ thống pháp luật hiện hành và mô hình hoạt động của các Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ của Việt Nam hiện nay có thể thực hiện thành công mô hình này hay không là vấn đề cần phải nghiên cứu. Ở phần 2 của bài viết, nhóm tác giả nêu ra một số giải pháp nhằm phát triển công nghệ số theo mô hình Spin-Off tại Việt Nam.

[Podcast] Pháp lý về công nghệ số tại Việt Nam - Góc nhìn từ mô hình Spin-Off - Phần 1: Thực trạng thực thi pháp lý tại Việt Nam

Phát triển công nghệ số và doanh nghiệp công nghệ số theo mô hình Spin-Off được xem là một mô hình kinh điển của các quốc gia trên thế giới. Với hệ thống pháp luật hiện hành và mô hình hoạt động của các Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ của Việt Nam hiện nay có thể thực hiện thành công mô hình này hay không là vấn đề cần phải nghiên cứu. Ở phần 1 của bài viết, bằng phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích, tác giả nêu lên những hạn chế và bất cập của các quy định có liên quan đến quá trình hình thành và chuyển giao công nghệ số hiện nay, cũng như thực trạng thực thi pháp luật có ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghệ số theo mô hình Spin-Off ở Việt Nam.