CUỘC SỐNG UEH

Dự án “UEH Zero Waste Campus” – Cơ hội trở thành công dân toàn cầu hành động vì sự phát triển bền vững

Dự án “UEH Zero Waste Campus – Đại học UEH Không rác thải” do Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp cùng Liên minh không rác Việt Nam (Vietnam Zero Waste Alliance – VZWA), các đơn vị và các chuyên gia thực hiện, đây cũng là Dự án đại học Không rác thải đầu tiên tại TP.HCM và Việt Nam. “Rethink & Be Green” là dự án mở đầu thực hiện trong năm 2021 – dự án nhỏ trong dự án lớn – triển khai giai đoạn quan trọng là xây dựng các nền tảng giáo dục đổi mới cũng như truyền thông kiến thức, thay đổi hành vi UEHers, đồng thời tiếp tục kết nối cộng đồng – lan tỏa tri thức, hướng đến Đại học UEH đa ngành và bền vững. Đặc biệt, nghệ sĩ Trọng Hiếu – nghệ sĩ luôn được biết tới với âm nhạc và phong cách sống tích cực – sẽ tham gia đồng hành cùng dự án, truyền cảm hứng, lan toả các giá trị sống xanh và thông điệp “Rethink & Be Green”. Dự án cũng vinh dự lọt vào vòng chung kết cuộc thi quốc tế “Thử thách thành phố không rác thải” do Waste Aid thế giới tổ chức. Kỳ vọng rằng, Dự án sẽ mang lại sức ảnh hưởng lớn không chỉ đối với UEHers mà còn có ý nghĩa tích cực, tác động đến thế hệ trẻ, cộng đồng và xã hội.

CUỘC SỐNG UEH

[Research Contribution] Phát triển bền vững tại Việt Nam: Hành trình đến phát thải ròng bằng “0”

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, trong đó giảm phát thải khí nhà kính là một trong những ưu tiên chiến lược hàng đầu. Tuy nhiên, trên con đường tiến đến phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero), Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ và không ngừng nghỉ từ tất cả các bên liên quan. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) sẽ phân tích thực trạng phát thải tại Việt Nam, đồng thời tham chiếu các mô hình thành công từ các quốc gia như Mỹ, Singapore và các nước thuộc Liên minh châu Âu, qua đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.

CUỘC SỐNG UEH

[Research Contribution] Định hướng đổi mới phát triển con người Việt Nam trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Con người Việt Nam đóng vai trò trung tâm trong cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nhưng vẫn đối mặt với hạn chế về kỹ năng và quyền sở hữu. Sự không đồng bộ giữa hai yếu tố này làm giảm hiệu quả sản xuất và quyền lợi của lao động, đòi hỏi phải phát triển toàn diện người Việt Nam trong kỷ nguyên số. Ở kỳ 2 của bài nghiên cứu “Vai trò quyết định của con người Việt Nam trong việc đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên mới của dân tộc”, nhóm tác tác giả thuộc UEH đã đưa ra các định hướng đổi mới phát triển con người Việt Nam trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

CUỘC SỐNG UEH

[Research Contribution] Cải thiện năng suất tổng hợp Đông Nam Bộ: Thể chế và hiệu quả sử dụng nguồn lực

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn như hệ lụy của đại dịch, thiên tai và xung đột, Đông Nam Bộ – vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam cũng đang gặp thách thức lớn về thể chế và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Một nghiên cứu mới đây từ tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã chỉ ra dư địa đáng kể trong việc cải thiện năng suất tổng hợp (TFP), giúp khu vực tăng trưởng GRDP thêm hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm. Làm thế nào để Đông Nam Bộ không chỉ phục hồi mà còn bứt phá, trở thành động lực tăng trưởng bền vững của cả nước? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây!

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Can thiệp ngoại hối trong khuôn khổ chính sách tiền tệ mục tiêu lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi

Vai trò của can thiệp ngoại hối trong điều hành chính sách tiền tệ là một vấn đề có nhiều tranh cãi đang diễn ra, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi theo khuôn khổ mục tiêu lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ. Tham khảo nghiên cứu của tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) để hiểu rõ hơn về vấn đề này!

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Ưu đãi thuế và thu hút FDI: Một vài khuyến nghị trước bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Thông qua mô hình thực nghiệm, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã khám phá tác động của ưu đãi thuế và các yếu tố khác ngoài thuế đến khả năng thu hút dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Nam Á; thảo luận về các điều chỉnh cần thiết trong chính sách ưu đãi thuế nhằm thích nghi với bối cảnh áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ vai trò của chính sách thuế mà còn cung cấp cái nhìn toàn diện về các giải pháp thu hút dòng vốn FDI, thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông thúc đẩy nông nghiệp kỹ thuật số: Bài học từ Việt Nam và Indonesia

Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đang mở ra những cơ hội đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt ở các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc lớn vào sản xuất nông nghiệp như Việt Nam và Indonesia. Sự kết hợp giữa công nghệ và kinh tế số không chỉ tạo động lực cho sản xuất bền vững mà còn tăng khả năng cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bài nghiên cứu này, tác giả thuộc Phân hiệu Vĩnh Long của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH Vĩnh Long) đã chỉ ra cách Việt Nam và Indonesia áp dụng ICT vào phát triển nông nghiệp, từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách thiết thực nhằm thúc đẩy quá trình số hóa của lĩnh vực này.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] NFTs – Cuộc cách mạng nghệ thuật hay cơn sốt nhất thời?

Nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động quốc tế ArtTech Fusion 2024 (ATF24) của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), phiên tham luận chính với chủ đề “NFTs – Artistic innovation or just a new hype” của Giáo sư Álvaro Barbosa và Giáo sư Daniel Farinha đã mang đến góc nhìn sâu sắc về NFTs – Công nghệ đang làm dậy sóng thế giới nghệ thuật. Liệu NFTs có phải là cuộc cách mạng sáng tạo, mở ra chân trời mới cho nghệ thuật, hay chỉ là cơn sốt nhất thời? Các Giáo sư đã mang đến góc nhìn nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn đề này.