CUỘC SỐNG UEH

UEH và NEU đồng tổ chức hai hội thảo khoa học quốc gia về đổi mới sáng tạo và phát triển hạ tầng giao thông thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 15/5/2025, tại Hà Nội, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) đã phối hợp tổ chức thành công hai hội thảo khoa học quốc gia với các chủ đề có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam: (1) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp, và (2) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về phương thức huy động và sử dụng các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu.

CUỘC SỐNG UEH

[Research Contribution] Bảo hộ sáng chế trong phát triển công nghiệp quốc phòng và kinh tế quốc gia

Sáng chế là một trong những đối tượng của tài sản trí tuệ. Bảo hộ sáng chế có vai trò quan trọng đối với phát triển công nghiệp quốc phòng và kinh tế. Đối với công nghiệp quốc phòng, bảo hộ sáng chế giúp bảo vệ các công nghệ, kỹ thuật quân sự, giảm thiểu tối đa hành vi xâm phạm. Đối với kinh tế quốc gia, bảo hộ sáng chế giúp khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp quốc phòng trên thị trường quốc tế.

CUỘC SỐNG UEH

[Research Contribution] Cuộc cách mạng ArtTech trong giải trí và di sản văn hóa

Nằm trong hoạt động chia sẻ và lan tỏa kiến thức học thuật thuộc chuỗi sự kiện ArtTech Fusion của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), phiên thảo luận “ArtTech Revolution in the Entertainment and Cultural Heritage” (Cuộc cách mạng ArtTech trong giải trí và di sản văn hóa) đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành và đông đảo sinh viên yêu thích lĩnh vực nghệ thuật và công nghệ. Buổi thảo luận đã mang đến những góc nhìn đột phá về cách nghệ thuật và công nghệ có thể cùng nhau thúc đẩy việc bảo tồn di sản văn hóa và tạo ra những trải nghiệm giải trí độc đáo.

CUỘC SỐNG UEH

Hội thảo khoa học “Các giải pháp nhằm nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030”

Sáng ngày 24/4/2025, tại phòng B1-204, Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng (IRDRC) đã tổ chức hội thảo khoa học “Các giải pháp nhằm nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030”. Hội thảo nhằm thảo luận và góp ý cho đề tài “Tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh” do IRDRC chủ trì thực hiện.

CUỘC SỐNG UEH

Cơ sở Nguyễn Văn Linh - UEH được công nhận là công trình xanh, thông minh và quốc tế tiêu biểu của TP.HCM chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Là biểu tượng tiêu biểu cho mô hình đại học xanh - thông minh - hiện đại của thành phố trong 50 năm qua, Cơ sở Nguyễn Văn Linh của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) không chỉ đóng vai trò là trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo mà còn là không gian học thuật kết nối cộng đồng, lan tỏa tri thức và cảm hứng phát triển bền vững. Với quy mô đồng bộ, kiến trúc tiên tiến và vận hành theo chuẩn quốc tế, công trình vừa vinh dự được Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận là công trình xây dựng tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), theo Quyết định số 1590/QĐ-UBND ngày 24 tháng 04 năm 2025.

CUỘC SỐNG UEH

Hội thảo khoa học quốc gia: “Kinh tế, luật và chính sách công nghệ số – Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 18/4/2025, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH-CELG) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số – Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình” với sự tham gia của hơn 300 khách mời, diễn giả, và người tham dự. Đặc biệt, hội thảo đã thu hút hơn 220 bài tham luận, từ các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức nghề nghiệp trên cả nước; trong đó hơn 60 bài đã được lựa chọn trình bày tại hội thảo. 

CUỘC SỐNG UEH

[Research Contribution] Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng điện và nước tại tỉnh Vĩnh Long

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, thanh toán trực tuyến trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt trong các lĩnh vực thiết yếu như điện và nước. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận và sử dụng hình thức thanh toán này vẫn còn nhiều khác biệt giữa các địa phương, đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng về các yếu tố tác động. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phân tích thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến điện và nước của người tiêu dùng tại tỉnh Vĩnh Long.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] “Mô hình Campus thích ứng - Giải pháp dành cho Mekong bền vững”

[Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long] - Chủ đề “Mô hình Campus thích ứng - Giải pháp dành cho Mekong bền vững” đã được bàn luận trong chương trình “Chuyện hôm nay” của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long với sự tham gia của các diễn giả: PGS.TS. Trịnh Tú Anh - Viện trưởng Viện đô thị thông minh và quản lý (ISCM), Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Minh Quang - Viện đô thị thông minh và quản lý; ThS. Đỗ Hữu Nhật Quang - Đồng sáng lập Công ty Tư vấn Công trình Xanh GreenViet.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] CareFeeder - Giải pháp công nghệ hỗ trợ người già và bệnh nhân Parkinson tự ăn uống

Với dân số già hóa và số lượng bệnh nhân Parkinson ngày càng tăng, nhu cầu chăm sóc đặc biệt cho những đối tượng này đang tạo áp lực lớn lên hệ thống y tế. CareFeeder - một thiết bị tự động hỗ trợ ăn uống được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), hứa hẹn mang lại giải pháp hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người già và bệnh nhân, đồng thời giảm gánh nặng cho người chăm sóc.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Robot chơi đàn piano: Bước đột phá trong tự động hóa, mang lại tương lai mới cho nghệ thuật biểu diễn  

Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, nơi công nghệ đang ngày càng len lỏi vào mọi lĩnh vực, robot không chỉ dừng lại ở vai trò hỗ trợ sản xuất mà đã bắt đầu bước vào thế giới nghệ thuật. Đề tài "Robot Tương tác và Chơi đàn Piano" của tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) không chỉ đơn thuần là một công trình khoa học mà còn là sự kết hợp giữa công nghệ tự động và nghệ thuật biểu diễn. Robot này không chỉ chơi nhạc với độ chính xác cao mà còn có thể thể hiện cảm xúc qua biểu cảm khuôn mặt, tạo ra một trải nghiệm âm nhạc hoàn toàn mới, nơi công nghệ và cảm xúc giao thoa.